Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

Chữa bệnh ngoài da

 

Búp bàng chữa chàm cho bé

Hồi đầu tháng 9 vừa rồi, thời tiết khô hanh làm cho da Ku Bo nhà em bị khô, nổi mẩn đỏ một vùng tròn tròn trên má, sần sần lên trông thương lắm ạ. 

Búp bàng non chữa chàm cho bé - http://tricham.blogspot.com
Búp bàng non chữa chàm cho bé
Em tính đi mua thuốc nẻ về bôi cho con nhưng mẹ em lại bảo là vết tròn tròn thế trông giống như bị chàm. Cứ khi nào có vấn đề gì là em lại tìm đến Bác Google, hi hi nhờ Bác ý mà em đã tìm được phương thuốc chữa chàm da hoặc da khô nẻ cho bé từ "Búp bàng", em làm theo chỉ dẫn sau 3 ngày là mặt Ku Bo nhà em lại trắng hồng như thường, em mừng lắm các mẹ ạ.

Em làm thế này ạ, cứ tối đến 2 vợ chồng em đi quanh hồ Văn Chương (gần nhà em ở) hi may quá ở đây có nhiều cây bàng, vợ chồng em tha hồ hái trộm , em mang về rửa sạch với nước muối loãng, sau đó cho vào cối giã, khi giã các mẹ nhớ cho thêm 1 vài hạt muối tinh nhé (các mẹ nhớ là cho ít thôi không sẽ làm rát mặt bé ạ).

Giã xong chắt lấy nước chấm lên vết chàm, hoặc vết nẻ của bé. Mẹ em thường bôi cho bé khi bé đi ngủ, để qua sáng rửa sạch mặt cho bé, đến trưa bé ngủ mẹ em lại bôi thêm lần nữa. 

Ngày bôi 2 lần, buổi trưa và buổi tối khi bé ngủ. Bài thuốc này rất hiệu nghiệm với Ku Bo nhà em, ngày thứ nhất vết nẻ se se lại, ngày thứ 2 thì mờ dần, đến ngày thứ 3 thì Ku nhà em khỏi hẳn, lại trắng chẻo, xinh xắn.

Các mẹ lưu ý : Rửa sạch búp bàng, sau đó ngâm với nước muối loãng, rửa sạch lại bằng nước sạch một lần nữa. Dụng cụ để giã búp bàng cũng phải vệ sinh sạch sẽ.

Hi mẹ em thường không giã búp bàng đâu ạ mà mẹ em hay nhai trực tiếp rồi bôi lên vùng da bị nẻ của Ku nhà em luôn. Vì Mẹ già rồi nên ngại leo lên cầu thang lên xuống, nhưng trộm vía Ku nhà em rất hợp với phương thuốc này. He he cũng kể từ đó, Ba của Ku Bo mới công nhận là em khéo chăm sóc con !

Lá bàng chữa bệnh lở mồm long móng 
31/01/2008 17:13
Ngồi xem tivi thấy người ta quẳng những con lợn béo tốt, hồng hào bị lở mồm long móng vào lửa để thiêu tôi vô cùng tiếc. Tiếc vì chúng ta có thể chữa khỏi bệnh cho chúng một cách dễ dàng trong vòng một tuần bằng lá bàng. Tiếc vì Nhà nước lại phải bỏ tiền ra để đền bù. Sau nhiều ngày trăn trở tôi quyết định viết bài báo này.
Năm 1983 tôi có đọc quyển “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi. Mục viết về cây bàng, GS dạy: “Cây bàng dùng để chữa sâu quảng: lá đun nước ngâm vết thương, búp sao lên, tán thành bột rắc”.
Tôi đi tìm hiểu và biết được: Bệnh sâu quảng là bệnh mà ở sống chân của bệnh nhân xuất hiện những mụn; những mụn này bị nhiễm trùng tạo thành những lỗ đường kính khoảng 1 – 1,5cm, luôn đầy mủ và nước vàng luôn rỉ ra; ở những lỗ đó có khi vi trùng ăn vào tận tuỷ xương. 
Vận dụng bài thuốc này của GS.TS Đỗ Tất Lợi, từ năm 1983 đến nay tôi đã dùng lá bàng để chữa khỏi bệnh cho các trường hợp sau:
1. Năm 1983 tôi đi thực tập 4 tháng ở Liên Xô, gửi con trai 2,5 tuổi cho chị gái, khi về thấy hai chân cháu bị lở tung, các mụn mủ có đường kính khoảng 1cm, Xanh mêtilen bôi đầy hai chân. Chị tôi nói: “Bế đi chữa khắp nơi rồi đấy, mà không khỏi”.
Nhớ lại bài thuốc của thầy Đỗ Tất Lợi, tôi đun nước lá bàng đổ vào chậu rồi cho cháu lúc lắc chân trong đó khoảng 20 phút. Thật kỳ lạ, khi nhấc chân cháu ra khỏi chậu nước lá bàng, tất cả các mụn ở chân không còn một tý mủ nào cả, mủ đã theo chất tananh của lá bàng ra ngoài chậu nước, để lại những lỗ rất sạch. Tôi bôi thuốc Cloroxit mỡ cho cháu, sau một tuần (mỗi ngày ngâm 1 lần cho đến khi các mụn se và khô), hai bàn chân cháu trắng trẻo như chưa từng bị mụn bao giờ.

Hướng dẫn dùng lá bàng chữa các bệnh lở ở người và súc vật 1. Lá bàng:
- Lấy lá non hoặc bánh tẻ; lá càng non càng nhiều nhựa nên mới tốt (không dùng lá già)
- Số lượng lá tùy vào vết thương nhiều hay ít. Ví dụ trường hợp lở miệng do nhiệt thì mỗi lần chỉ cần 1 nắm to.
2. Đun nước lá:
- Cho lá bàng vào nồi, đun sôi rồi để lửa nhỏ khoảng nửa giờ cho các chất trong lá ra hết vào nước.
- Bỏ lá. Lấy một nửa nước mới nấu cho vào phích để giữ nóng, chỗ nước còn lại chờ ấm thì ngâm hoặc dội vào vết thương.
3. Ngâm:
- Ngâm nước lá khi sờ tay vào nước thấy ấm.
- Nước nguội thì cho thêm chỗ nước đã giữ ấm trong phích vào dần dần để vết lở loét luôn được ngâm trong nước ấm.
- Sau khi ngâm thấm bằng khăn sạch hoặc để tự khô (tuyệt đối không rửa vết thương bằng nước khác) rồi bôi thuốc cần thiết tùy vào bệnh hoặc thuốc do bác sĩ kê đơn (ví dụ xanh metilen, thuốc mỡ kháng sinhv.v…).
- Trong những ngày ngâm nước lá bàng, vùng da đó sẽ bị vàng nhưng chớ lo lắng vì khi khỏi bệnh rồi thì theo thời gian da sẽ trở lại như bình thường. 
2. Khoảng năm 1990 chú lái xe ở cơ quan tôi bị bỏng xăng cả hai chân từ dưới đầu gối tới bàn chân. Gặp chú trong bệnh viện, hai chân đầy mủ, đau đớn. Vợ chú lấy bông và ôxy già rửa vết thương nhưng không làm sao lấy được mủ ra. Tôi bảo cô ấy đi mua 2 xô to rồi mỗi ngày đun 2 xô nước lá bàng cho chú lúc lắc chân trong đó. Kết quả mủ tự ra, vết thương rất sạch, bôi thuốc bệnh viện cho, vết thương lành rất nhanh.

3. Năm 2006, bác hàng xóm trước cửa nhà tôi (bác đã 70 tuổi) bị lở hết trong miệng, lở lan cả trong họng, miệng lúc nào cũng há ra, mặt mũi nhăn nhó. Tôi sang chơi, thấy vậy liền bảo bác lấy lá bàng non và búp lá bàng đun 1 ca nước rồi súc miệng đi. Bác đã làm và chỉ súc có hai lần là khỏi. Truớc đó bác đã uống rất nhiều Vitamin C, PP, kháng sinh mà không kết quả.

4. Năm 2007, khi dịch lở mồm long móng bùng phát, chú Ph ở cơ quan nhà tôi có 6 con lợn gần 1 tạ, sắp xuất chuồng thì bị lở mồm long móng, tôi bảo với Ph, thú y họ làm gì cứ để họ làm, ngoài ra thì lấy một ôm lá bàng về, lấy lá bánh tẻ và lá non thôi, lá già không có nhựa đâu, rồi đun một nồi to nước lá bàng, để âm ấm rồi cứ 3 tiếng một lần lấy ca múc đổ vào mõm và chân cho lợn, thể nào chúng cũng khỏi thôi. Nếu có nhiều nước lá bàng thì đổ vào chuồng để sát trùng càng tốt. Kết quả là sau một tuần, 6 con lợn đã khỏi và tôi được Ph biếu 1kg cá dìa (cá loại cao cấp ở Huế).

5. Một thầy giáo ở trường tôi bị một vết ngứa ở bụng, dài 10cm, rộng 3cm, cứ ngứa và ra nhựa khó chịu, đã bôi 27 tuýp thuốc mỡ mà không khỏi, tôi đã đưa lá bàng cho thầy bảo đun nước rửa xem thế nào. Sau hai lần rửa bằng nước lá bàng, vết thương đã khỏi hoàn toàn.
Trên đây là một vài trường hợp điển hình nhờ áp dụng bài thuốc lá bàng của GS Đỗ Tất Lợi do tôi mách bảo mà khỏi bệnh. Tôi vô cùng biết ơn Giáo sư vì thầy đã cho tôi bài thuốc quý. Tôi cũng mong bài thuốc này được phổ biến rộng rãi để nhiều người biết mà áp dụng.
Theo Khoa học và Đời sống

Kinh nghiệm quý chữa lành vết thương mưng mủ bằng lá bàngĐây là những kinh nghiệm thực tế sử dụng lá bàng chữa lành vết thương được rút ra từ độc giả sau khi đọc sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GSTS Đỗ Tất Lợi. 

Năm 1983, tôi có đọc quyển “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” và rất tâm đắc với nội dung “Cây bàng dùng để chữa sâu quảng: lá đun nước ngâm vết thương , búp sao lên, tán thành bột rắc”. Tôi đã áp dụng thành công và xin kể lại 5 trường hợp điển hình sau. 
Trường hợp 1: Năm 1983, khi tôi đi Liên xô thực tập 4 tháng về thì thấy con trai 2,5 tuổi chân bị lở tung với các mụn mủ có đường kính khoảng 1cm, bôi Xanh mêtylen đầy 2 chân. Chị tôi trông cháu ở nhà bảo “Bế đi khắp nơi rồi đấy mà không khỏi”. 
Nhớ lại bài thuốc của thầy Đỗ Tất Lợi, tôi đun nước lá bàng đổ vào chậu rồi cho cháu ngâm lúc lắc chân trong đó khoảng 20 phút. 
Thật kỳ lạ, khi nhấc chân cháu khỏi chậu, tất cả các mụn ở chân không còn tý mủ nào cả (do tanin trong lá bàng đã kéo mủ ra ngoài chậu, để lại những vết loét rất sạch). 
Tôi bôi thuốc mỡ Cloroxít cho cháu, sau 1 tuần (mỗi ngày ngâm một lần cho đến khi các mụn se, khô) thì 2 bàn chân cháu trắng trẻo như chưa từng bị mụn bao giờ. 
Trường hợp 2: Khoảng năm 1990, chú lái xe cơ quan tôi bị bỏng xăng 2 chân, từ đầu gối tới bàn chân. Tôi gặp chú ở Bệnh viện thấy hai chân đầy mủ, đau đớn. 
Vợ chú đã lấy bông và nước ôxi già rửa nhưng không sao lấy được mủ ra.Tôi mách bảo đi mua 2 xô to, mỗi ngày đun 2 xô nước lá bàng cho chú ấy ngâm lúc lắc chân trong đó. Kết quả, mủ tự ra, vết thương rất sạch kết hợp bôi thuốc Bệnh viện cho mà lành rất nhanh. 
Trường hợp 3: Năm 2006, bác hàng xóm đã 70 tuổi bị lở hết trong miệng, lan vào trong họng, miệng lúc nào cũng há ra, mặt mũi nhăn nhó. Bác đã uống rất nhiều Vitamin C, PP, kháng sinh mà vẫn không khỏi.Tôi sang chơi, thấy vậy, mách bác lấy lá bàng non và búp lá bàng đun 1 ca nước rồi súc miệng. Bác đã làm vậy và chỉ 2 lần súc là khỏi. 
Trường hợp 4: Năm 2007, khi dịch lở mồm long móng bùng phát, chú Ph. ở cơ quan nhà tôi có 6 con lợn gần 1 tạ sắp xuất chuồng thì bị lở mồm long móng. 
Tôi bảo với Ph., thú y họ làm gì cứ để họ làm còn mình thì ôm lá bàng về, chọn lấy lá bánh tẻ và lá non thôi (lá già không có nhựa đâu), đun một nồi to nước lá bàng, đẻ âm ấm rồi cứ 3 tiếng một lần lấy ca múc đổ vào mõm và chân cho lợn, thế nào chúng cũng khỏi thôi. 
Nếu có nhiều nước lá bàng thì đổ vào chuồng sát trùng càng tốt. Kết quả là sau một tuần, 6 con lợn đã khỏi và tôi được Ph. biếu 1kg cá dìa (loại cá cao cấp ở Huế). 
Trường hợp 5: Một thầy giáo trường tôi bị vết ngứa và ra nước ở bụng dài 10cm, rộng 3cm rất khó chịu, đã bôi 27 tuýp thuốc mỡ mà không khỏi. 
Tôi đưa lá bàng cho thầy bảo đun nước rửa thử xem thế nào. Sau 2 lần rửa bằng nước lá bàng, vết thương đã khỏi hoàn toàn. 
Tôi vô cùng biết ơn GSTS Đỗ Tất Lợi vì thầy đã cho tôi bài thuốc quý. Tôi cũng mong bài thuốc này được phổ biến rộng rãi để nhiều người biết mà áp dụng .
  
 
H có người bạn bị bệnh ngứa khá kỳ lạ, vệt ngứa xuất hiện ở lưng cánh tay, không có biểu hiện gì ra ngoài nhưng rất ngứa : ngứa xoáy sâu vào thịt, gãi thì chỉ được vài phút và phát ngứa dữ dội hơn, càng gãi thì vệt ngứa càng lan rộng, rồi cô bị nhiễm trùng lở loét rất đáng sợ..nhưng cái ngứa vẫn không dứt..đột nhiên vệt ngứa như biết nhảy.. lan sang cánh tay kia, điều lạ là bụng cánh tay, mu bàn tay và từ khuỷu tay trở lên cùng các vị trí khác trên thân thể không hề bị gì.
Đi khám thì bs cho thuốc trị nấm và kháng khuẩn, có corticoid..nhưng bệnh không giảm.

H đem chữa cho bạn, lạ thay vết loét thu hẹp rất nhanh và chỉ trong 1 tuần vết thương lên da non và lành hẳn.

Bài thuốc rất đơn giản chỉ cần 2 thứ là mật ong và lá húng chanh.

Theo những nghiên cứu gần đây, tinh dầu Húng chanh có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus, Shigella flexneri, sonnei, Shiga, B. subtilis, Es. coli, Streptococcus, D. pneumoniae… Kết quả nghiên cứu trên đã xác nhận tinh dầu Húng chanh có tính chất kháng sinh mạnh, chữa được nhiều bệnh, phù hợp với kinh nghiệm chữa bệnh cổ truyền của dân tộc ta.

Cách chữa : 

Nếu đã lở loét : 
- Dùng oxy già rửa vết lở.
- Bôi mật ong lên vểt lở.
- Giã nát lá húng chanh đắp lên vết thương, dùng gạc quấn giữ lại, để như thế đển hôm sau làm lại.
(Vết thương sẽ không khô mà nó sẽ thu hẹp miệng lại cho đến khi lành miệng)

Nếu chỉ ngứa :
- Lấy một lá húng chanh xát lên chỗ ngứa, thấy ướt vết ngứa là được.
- Đợi khô, bôi lớp mật ong lên.
- Làm 2, 3 lần/ngày.

Các bệnh ngứa ngoài da khác ta có thể chữa theo cách trên trừ bệnh giời leo (eczéma)

Các công dụng khác của lá húng chanh để chữa vết thương :
- Nếu bạn bị trầy sước đầu gối hay cùi chỏ, chữa theo cách thông thường thì vết thương sẽ khô miệng cử động sẽ làm vết thương toạc ra rất đau đớn, nên dùng húng chanh giã nát, băng lại sẽ dế chịu hơn vì vết thương không khô mà chỉ hẹp miệng lại cho đến khi lành.
- Các vết thương nhiễm khuẩn đã kháng thuốc dùng húng chanh đắp cũng mau khỏi. Trong một bài viểt trước đây H có nói đến một trường hợp bị lưỡi cày xẻ bắp chân chữa ở bệnh viện đến nản nhưng dùng lá húng chanh mà lành.

Lưu ý : 
-H xin nhắc lại, đắp lá húng chanh thì vết thương luôn ướt, không đóng vảy khô.
- Khi tắm không xát xà phòng hay sữa tắm vào vùng ngứa
songkhoe.net

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

Phỏng

 Khi huấn luyện nhân viên cứu hỏa, người ta dạy cho họ phương pháp này khi xảy ra trường hợp bị phỏng, dù mức độ có nặng đến đâu.

Để sơ cứu, người ta để chỗ bị phỏng dưới vòi nước lạnh cho đến khi sức nóng giảm và những lớp da không còn bị cháy, rồi bôi lòng trắng trứng lên.

Có một người bị phỏng nước sôi gần hết bàn tay. Mặc dầu rất đau rát, họ để tay dưới vòi nước lạnh, sau đó đập hai quả trứng, lấy lòng trắng ra đánh lên một chút rồi ngâm tay vào đó.

Tay họ bị phỏng nặng đến nỗi khi để lòng trắng trứng lên thì da khô lại và lòng trắng làm thành một lớp màng.

Khi biết rằng lòng trắng trứng là chất cô-la-gen (collagen) tự nhiên, họ tiếp tục bôi hết lớp này đến lớp khác trên tay, ít nhất là trong khoảng một tiếng đồng hồ.

Đến chiều thì họ không còn cảm thất đau rát nữa và ngày hôm sau thì chỗ phỏng chỉ còn bị đỏ chút ít.

Họ vẫn nghĩ chỗ phỏng này thể nào cũng để lại sẹo khủng khiếp lắm, nhưng 10 ngày sau, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy tay mình không còn vết bỏng nào, màu da cũng đã trở lại bình thường!

Chỗ phỏng đã hoàn toàn được tái tạo nhờ vào chất cô-la-gen có trong lòng trắng trứng, thật ra đó chính là nhau (placenta) chứa rất nhiều vi-ta-min.

Thông điệp này có thể bổ ích cho mọi người

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

Thuốc chưa bứu cổ + viêm xoang


 Viêm xoang : thử dùng cách này Bạn nhỏ nước muối nhỏ một bên rồi hít mạnh vô rồi nhỏ thêm một bên nửa hít mạnh vô : rồi huỷ ra hết ? Bạn chịu khó một ngày nhỏ :2 lần ; khoảng 3 ngày bạn thấy bớt liền khi nào hơn nhức bạn nhỏ tiếp bảo đảm bạn hết luôn : nước muối bạn pha ở nhà hơi mặn một tí. Có người bị gần 20 năm rồi tốn tiền mà ko hết. Làm cách này hết đấy.

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020

 CÂY DỀN GAi

Lấy về băm nhỏ sao khô
Đun nấu lên uống dùng thay nước lọc
Kỵ mỗi loại thịt ba ba
Hai thứ nấu lẫn chết người như chơi

Ai mà bị gút khớp sưng
Nấu cây này uống gút dần giảm sưng
Bệnh này sắc đặc uống nhiều
Hay như thần dược khỏi cần phải lo

Những ai tĩnh mạch giãn vỡ
Chân tay thâm tím trong lòng hoang mang
Lấy ngay cây dền dại này
Đun nấu lên uống đánh tan bệnh liền
.
Ai mà mỡ máu mỡ gan
Đây là cây thuốc chữa hay vô cùng
Khỏi cần bệnh viện tốn tiền
Nấu cây này uống mỡ dần sẽ tiêu


 Thêm 1 bài thuốc cho thận.

AI BỆNH CHẠY THẬN THÌ XEM NHÉ!

Cây lục bình lấy thân cộng đem phơi héo sơ , rang sơ ,rồi nấu nước ,để trong bình thủy uống suốt ngày ,thay nước trà . Ba tháng sau, thận sẻ có giá trị lọc lên tới 30% . Bệnh không hết tuyệt đối nhưng thận lọc từ 10 % lên tới hơn 30% , khỏi phải chạy thận nữa , đỡ tốn tiền . Đó cũng là một điều tuyệt vời . Củng không hiểu nổi ,cây lục bình đơn giản vậy, lại có tác dụng kỳ diệu như thế nữa. Có người đã được vậy rồi.

Cách dùng : một gộp to to cây lục bình phơi hơi héo , cho vào nồi cùng 3 lít nước.Nấu còn lại cỡ 1.5 lít . uống trong ngày.

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2020

Cây đu đủ !

 


Mùa nắng trẻ con thường bị con này tấn công.Ai bị rết (con rít) cắn. Đau nhức và nôn mửa. Hái trái đu đủ non, để nguyên vỏ, bỏ hạt, bỏ vào máy sinh tố xay nhuyễn, lọc lấy ít nước xay cho uống. Lấy xác đu đủ đó đắp lên vết cắn. Đắp càng rộng càng tốt. Sau 10 phút, nó hết đau nhức và trở về trạng thái chơi đùa bình thường. Đúng là thuốc tiên. Mọi người chia sẻ để ai bị con rết cắn sử dụng. Không cần phải đi đâu tìm kiếm đủ loại thuốc cho mệt. Lưu lại khi cần bạn nhé!


HẠT ĐU ĐỦ chữa GAI CỘT SỐNG/ GAI GÓT CHÂN ( giờ hạt đu đủ khó kiếm toàn bị lai giống hết rồi)

Gai chủ yếu do tắc nghẽn - máu bị dồn ứ không lưu thông được lâu ngày đông cứng lại. Vì vậy nên GAI XƯƠNG chữa vô cùng đơn giản với hạt đu đủ.

Cách làm như sau:

Bước 1: Lấy 30-50 HẠT ĐU ĐỦ CHÍN ( màu đen- số lượng tùy vào gai )

Bước 2: XOA HOẶC BÓP nhè nhẹ cho dập màng nước->BỎ LỚP MÀNG đó đi và để ráo .

Bước 3: Bỏ vào tủ lạnh cho lạnh

Bước 4 : Giã nát với ít muối

Bước 5 : Lót lớp gạc y tế mỏng lên chỗ gai . Cho hỗn hợp đã giã nát lên và đắp tới khi cảm thấy da nóng .

=> Đắp liên tục 5-7 ngày thì SẼ THẤY NƯỚC TIỂU RA ĐỤC LỢN CỢN, đây là do vôi gia ở chỗ đốt sống được đẩy ra ngoài.

=> Làm liên tục 10-15 ngày sẽ hết hẳn .

Rất đơn giản dễ làm lại không tốn tiền. Hãy TRẢI NGHIỆM NHÉ.

P/s : nếu không có hạt đu đủ thì mọi người lấy lá đu đủ non xào nóng cho ít giấm hoặc rượu vô đắp cũng có kết quả tương đương .

Chia sẻ vì sức khỏe cộng đồng nhé!
_________________________________________________________________

St

THẦN Y TUỆ TĨNH ĐÃ NÓI:
"NAM DƯỢC TRỊ NAM NHÂN"

45 BÀI THUỐC QUÝ TỪ ĐU ĐỦ
(Mọi người lưu lại khi cần)

1.Lá non Đu đủ ,thêm củ tỏi xào ,chịu khó ăn vào ,sỏi nào củng hết .
2. Nụ hoa Đu đủ ,hấp ủ mật ong ,nuốt vô đáy lòng , ho gì củng khỏi .
3. Nhựa hoa Đu đủ ,trị chứng chai chân ,bôi ngày 2 lần , đôi tuần gót đỏ .
4. Rễ cây Đu đủ , đun sắc đậm đà, hoà thêm chút muối , bay mùi hôi chân .
5. Cọng lá Đu đủ , sắc trị ung thư ,họng hầu thêm Xả, phối dăm lát gừng ,thêm nắm lá hẹ ,cho chứng tiền liệt ,dùng dài tháng liền ,còn tiền hết bệnh ...😜😜😜
6. Chữa di, mộng, hoạt tinh.Trái Đu đủ bằng bắp tay, khoét cuống; cho 2 cục đường phèn vào, lắp cuống, gạt lửa than nướng chín, đem ra bóc vỏ da xanh bên ngoài, ăn lớp thịt bên trong, kể cả hạt. Chỉ cần ăn 1-2 quả là thấy kết quả (Kinh nghiệm dân gian ở An Giang).
7. Chữa ung thư phổi, ung thư vú: Hái lá lẫn cuống Đu đủ để tươi, cho vào nồi, thêm nước nấu sôi, để nguội, chiết nước đặc uống, cũng có thể nấu thành nước cô lại. Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 chén to (300ml). Ngoài ra uống thêm 3 muỗng cà phê mật mía trong ngày, mỗi lần 1 muỗng. Có thể kết hợp với chiếu tia X quang và uống bột củ Tam thất ... Thì hiệu quả càng nhanh. Tuy nước lá Đu đủ đắng, nhưng cần uống liên tục 15-20 ngày mới có kết quả.
8. Chữa ho gà bằng hoa đu đủ đực
Hoa đu đủ đực 20g, sao vàng; vỏ quýt lâu năm 20g; vỏ rễ dâu 20g, tẩm mật sao; bách bộ 12g; phèn phi 12g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 3 lần: trẻ em 1-5 tuổi, mỗi lần 1-4g; 6-10 tuổi, mỗi lần 5 - 8g.
9. Chữa tan Đờm :
Đu đủ hầm với đường phèn: 1 quả đu đủ chín, gọt vỏ, thái miếng, đựng trong bát to, thêm đường phèn, hầm cách thủy. Món này ăn rất ngon, có hương vị đặc trưng, già trẻ ăn quanh năm đều được. Ăn đu đủ + đường phèn thường xuyên trong mùa xuân, hè có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Ăn vào mùa thu, đông có tác dụng nhuận táo, ấm dạ dày, bổ tỳ vị, dưỡng gan, giảm ho, nhuận phổi, tan đờm.
10. Chữa Ít ngủ, hay hồi hộp: Đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100g; xay với nước
dừa non nạo, thêm mật ong cho đủ ngọt, cách ngày uống 1 lần , giúp ngủ ngon
11. Chữa Trị viêm dạ dày: Đu đủ 30g, táo tây 30g, mía 30g, sắc uống.
12. Chữa Trị tỳ vị hư nhược: Đu đủ 30g, củ mài 15g, sơn tra 6g, gạo nếp 100g, nấu
cháo ăn ngày 2 lần (sáng, chiều).
13. Chữa Trị đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30g, ngưu tất 15g, hoàng kỳ 10g, đỗ tương
15g, câu kỳ tử 10g, cam thảo 3g, sắc uống.
14. Chữa sỏi thận
Cây đu đủ đực trong dân gian là cây đủ đủ không ra quả. Hoa của cây đủ đủ đực cũng là bài thuốc chữa sỏi thận hiệu quả. Dùng hoa của cây đu đủ đực, giã nhỏ, đem nấu sôi lên lọc cặn bả nước uống hằng ngày
15. Chữa Trị mụn nhọt: Lá đu đủ giã nát, đắp mổi ngày liên tục sẻ hiệu quả
16. Chữa ít sửa ..Sau khi sanh ăn canh đu đủ hầm giò heo thường , sẻ lợi sửa
17. Chữa Trị gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày.
18. Chữa Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 ngày.
19. Chữa Trị tỳ vị hư yếu (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30g, khoai mài 15g, sơn tra 6g, nấu cháo.
20. Chữa Trị tiểu gắt, buốt: Rễ đu đủ tươi 200g sắc lấy nước uống cả ngày thay nước uống.
21. Chữa Trị các vết chai và mụn cóc: Lấy nhựa từ lá của cây đu đủ bôi lên vùng da bị chai hay mọc mụn, công hiệu khá tốt.
22. Chữa Trị vết loét trên da: Trộn một chút bơ với nước đu đủ, bôi lên vết loét. Cách làm này có tác dụng làm se bề mặt và nhanh chóng làm liền vết thương.
23. Giúp sáng mắt: Những người lớn tuổi nên ăn khoảng 3 phần đu đủ mỗi ngày trở lên để ngăn ngừa quá trình lão hóa cũng như suy giảm thị lực vì đu đủ không chỉ là loại trái cây ngon ngọt, mát, bổ mà còn chứa nhiều carotin hơn so với các loại trái cây khác như táo, ổi, chuối.
24. Làm đẹp da: Nước ép của trái đu đủ và nhựa khô là thành phần chính trong quá trình sản xuất các loại kem chống mụn và dầu gội dưỡng tóc.
25. Vỏ của trái đu đủ xanh có thể được giữ lạnh trong tủ lạnh và sử dụng để tạo mặt nạ. Điều này cũng lý giải tại sao người dân xứ Island luôn có làn da trắng mịn, và nhất là không bao giờ lo sợ mụn trứng cá tấn công.
26. Nghiền nhuyễn đu đủ chín đắp lên mặt và rửa sạch sau khoảng 15-20 phút có tác dụng làm mềm, mịn da, ngăn ngừa mụn, các vết nám và đặc biệt phát huy tác dụng trong việc điều trị làn da thô ráp.
27. Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 hôm.
28. Viêm dạ dày mãn tính: Đu đủ, táo tây, mía mỗi thứ 30 g sắc uống.
29. Ho do phế hư: Đu đủ 100 g, đường phèn 20 g hầm ăn.
30. Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30 g, khoai mài 15 g, sơn tra 6 g, nấu cháo. Ăn thường xuyên sẻ khỏi ..
31. Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30 g, ngưu tất 15 g, kỷ tử 10 g, cam thảo 3 g sắc uống
32. Quả đu đủ xanh nghiền nát với nước, dùng bôi để chữa các vết tàn nhang ở mặt và tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema...
33. Rễ đu đủ sắc uống có tác dụng cầm máu trong bệnh băng huyết, sỏi thận...( liều lượng hỏi mua rễ đu đủ nhà thuốc nam họ sẻ chỉ dẩn cặn kẻ )
34. Hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm cuống phổi, khàn tiếng hoặc mất tiếng ở người lớn. Với trẻ em, hái 5-10 hoa đực đem sao vàng, thêm đường phèn hấp hoặc chưng khi nồi cơm cạn nước, cho trẻ uống trong ngày
35. Đu đủ chín là một món ăn giúp bồi bổ cơ thể và tiêu hóa tốt các chất thịt, lòng trắng trứng; Khi hầm các loại thịt, xương cứng, người ta thường cho quả đu đủ xanh vào để thức ăn mau nhừ...
36. Chữa cá đuối cắn.
Rễ đu đủ đực tươi 30g , Muối ăn 4g.Hai thứ giã nhỏ. Vắt lấy nước uống, bã đắp lên chỗ sưng đau. Sau chừng nửa giờ thấy giảm đau và vài ngay sau khỏi hẳn ( kinh nghiệm nguời miền Nam).
37. Chữa tưa lưỡi ở trẻ: Lấy hoa đu đủ đực thái nhỏ phơi khô, tán bột mịn, cùng với gốc cây mây (lấy chỗ mọc khô ráo), rồi đốt thành than, tán bột. Trộn hai loại bột này với nhau với tỷ lệ 3 phần bột hoa đu đủ đực, 1 phần bột gốc mây. Sau đó lấy tăm bông chấm thuốc bôi hàng ngày đánh trên lưỡi trẻ bị tưa.
38. Chữa viêm họng: Hoa đu đủ đực 15g, xạ can 10g, củ mạch môn 10g, lá húng chanh 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp chín rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 - 3 lần, nuốt nước dần dần
39. Chữa viêm cuống phổi, mất tiếng: Hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, hạt chanh 10g, nước đun sôi để nguội 20ml. Các dược liệu được nghiền nát với nước. Thêm ít mật ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày. Dùng vài ngày.
40. Chữa ho do viêm họng: Hoa đu đủ đực 15g, xạ can 10g, củ mạch môn 10g, lá húng chanh 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp cơm rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 - 3 lần, nuốt nước dần dần, dùng từ 3 - 5 ngày.
42. Chữa đái rắt, đái buốt, đau niệu đạo, nước tiểu ít và đỏ: Hoa đu đủ đực (hoặc quả của cây đu đủ đực lưỡng tính) 40g, lá bạc thau 50g, đậu đen 40g, phác tiêu 4g. Sắc lấy nước đặc, chia 3 lần uống vào lúc đói bụng.
43. Chữa rắn cắn .
Rễ đu đủ đực 20g, lá xuyên tiêu 10g, hồng bì 5 hạt, tất cả giã nhỏ cho nước vào trộn đều gạn nước cho người bị rắn cắn uống. (Lưu ý chỉ sử dụng kết hợp hay đơn độc khi điều kiện của y tế không có, vì có những loại rắn cực độc có thể tử vong ngay chưa kịp đưa đến cấp cứu , trị liệu).
44. Chữa Trị các vết chai và mụn cóc: Lấy nhựa từ lá của cây đu đủ bôi lên vùng da bị chai hay mọc mụn, công hiệu khá tốt.
45. Chữa Trị vết loét trên da: Trộn một chút bơ hay dầu ôliu với nước đu đủ, bôi lên vết lỡ loét.


  • Lá đu đủ có vị đắng khó ăn nhưng nếu biết cách dùng sớm rất tốt sẽ hỗ trợ rất tốt cho người bị bệnh sỏi thận.
    Dùng lá đu đủ non đem đi xào, luộc làm các món ăn thay rau bình thường mọi người có thể luộc lá hay hoa đu đủ qua 1-2 lần nước để bớt vị đắng, cũng có thể đem phơi khô để sắc nước uống hằng ngày như trà. Lưu ý phụ nữ mang thai không nên dùng vì trong lá đu đủ có tính ngừa thai.
    - Ở bản Mường lá đu đủ và hoa đu đủ đều được dùng trong các bữa cơm hằng ngày. Tôi thấy ở bản xã ở tuổi trung niên rất ít người bị sỏi thận. Trong vườn nhà có cây đu đủ mọi người nên dùng thường xuyên rất tốt cho sức khỏe !
    Có thể là hình ảnh về hoa và thiên nhiên
    12 người khác


Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

Năm cách đuổi rắn

Năm cách đuổi rắn
https://khoahoc.tv/4-meo-dan-gian-khien-ran-se-khong-dam-ben-mang-toi-gan-nha-ban-72286